Xử trí và phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng

Các thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa, trứng... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Một thực tế đáng lo ngại nữa là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là những người trực tiếp chế biến thức ăn nhưng lại thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, khí thải, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi và nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Rửa và bảo quản thực phẩm đúng cách để phòng ngộ độc thực phẩm.

Rửa và bảo quản thực phẩm đúng cách để phòng ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu nhận biết

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm mốc...); bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc…).

Ngộ độc cấp tính: Triệu chứng xảy ra sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Có các biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt... Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các loại hóa chất với lượng lớn.

Ngộ độc mạn tính: thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, nhưng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích lũy ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy nhược, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mạn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mạn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài.

Cách sơ cấp cứu đúng

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nên được tiến hành sơ cứu sớm, ngay sau khi thấy các biểu hiện. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể uống nước điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.

Trường hợp nặng cần đi khám bác sĩ để điều trị. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau đó, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.

Phòng tránh hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm đáng tin cậy bằng cách khi mua thịt lợn hoặc thịt bò, chị em nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Đặc biệt nên chọn ở các cửa hàng có uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá chết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh.

Thực phẩm chế biến sẵn nên mua ở những cửa hàng có uy tín, đồ hộp nên mua đồ hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nhà sản xuất, nước sản xuất, vỏ không móp méo, không phồng, không rỉ sét.

Cần phải ăn chín uống sôi, thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Vệ sinh dụng cụ chế biến như dao, kéo, thớt...

Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.

Bảo quản đúng cách

Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bằng các hộp, hoặc giấy nilon bảo quản, khi ăn phải hâm kỹ lại. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.

Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.

Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên, nếu không tủ lạnh lại là nơi phát sinh bệnh tật. Tránh để tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, gây quá tải cho tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trước và sau khi chế biến cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.

ThS. Ngọc Thành

Loại bỏ những phản ứng phụ cần tránh của trà xanh

Những vi chất của trà xanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng như cảm lạnh, cúm và các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thức uống khác, trà xanh vẫn có mặt không tích cực khi sử dụng không đúng.

Tác dụng phụ của trà xanh và biện pháp kiểm soát

Mặc dù trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn so với các loại trà khác và chứa một lượng caffeine không đáng kể. Nhưng nếu uống quá nhiều trà xanh, bạn sẽ dung nạp lượng caffeine dư thừa và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Lượng caffein dư thừa có thể ảnh hưởng nhịp tim, mất ngủ, chán ăn, khó chịu và bồn chồn. Tránh uống quá 3 đến 5 cốc trà xanh mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn có dạ dày dễ nhạy cảm, hãy tránh uống trà xanh hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Và đừng uống trà xanh khi bụng đói. Trà xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và đau dạ dày. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày sau khi uống trà xanh, nên thêm sữa và đường để có thể làm giảm các vấn đề này.

Loại bỏ những phản ứng phụ cần tránh của trà xanhTrà xanh cũng có điểm không tích cực khi sử dụng không đúng.

Gia tăng mức độ độc hại: Nghiên cứu gần đây trên loài chó cho thấy việc uống trà xanh trên dạ dày rỗng có thể gây độc ở dạ dày, gan và thận. Trong khi nghiên cứu trên con người chưa được thực hiện, để an toàn, tốt nhất bạn nên ăn trước khi uống trà xanh để giảm tác động của một số các phản ứng phụ khác của trà xanh.

Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.

Giảm hấp thu sắt: Chất catechin trong trà xanh có thể ức chế sự hấp thụ sắt vào cơ thể và có thể làm giảm hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan và vùng khác nhau của cơ thể. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Trong trường hợp bạn đã bị thiếu máu, uống một lượng lớn trà xanh có thể xấu thêm tình trạng thiếu máu có sẵn. Để tránh điều này, hãy hạn chế uống trà xanh và ăn những thực phẩm giàu vitamin C.

Nếu bạn đang mang thai, hạn chế lượng trà xanh không quá 2 cốc mỗi ngày. Những chất axit tannic và catechin trong trà xanh có thể ảnh hưởng phát triển thai. Tránh uống trà xanh hoàn toàn trong những tháng đầu của thai kỳ, vì uống quá nhiều trà xanh có thể làm thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Tránh tiêu thụ trà xanh quá mức ngay cả sau khi sinh con và cho đến khi bạn ngừng cho bú sữa mẹ.

Thiếu calci: Đây là một trong những phản ứng phụ của trà xanh. Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều trà xanh, có thể làm cơ thể tăng bài tiết calci trong nước tiểu và cuối cùng dẫn đến các rối loạn như loãng xương, nhất là ở phụ nữ. Bạn nên bổ sung calci để thay thế calci bài tiết.

Uống quá nhiều trà xanh có thể làm giảm mức testosterone trong máu của nam giới vì một số hợp chất trong trà phản ứng với testosterone và chuyển testosterone thành DHT (dihydrotestosterone) có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Trong tất cả các phản ứng phụ của trà xanh, điều này có thể gây lo lắng hơn cho nam giới.

Dư thừa caffeine từ việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến áp lực cao trong mắt và làm tăng nguy cơ bị suy giảm thị lực ở những người bị tăng nhãn áp.

Lời khuyên của thầy thuốcNói chung, uống trà xanh có kiểm soát là an toàn cho hầu hết người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày, khả năng chịu đựng caffein thấp, thiếu chất sắt, đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tránh trà xanh. Những người thiếu máu, rối loạn đông máu, rối loạn lo âu, bệnh tim, bệnh gan, loãng xương và đái tháo đường cũng nên tránh dùng trà xanh.Nên uống không quá 3 hoặc 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh.Hãy uống trà xanh tươi đã được để nguội và vừa ấm. Uống trà nóng rất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

BS. Thanh Hoài

Trứng và các nguy cơ bất lợi cho sức khỏe

Mặc dù là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất, việc ăn trứng đôi khi bị một số người coi là có hại. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng rõ ràng nào minh chứng việc ăn trứng có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, có một số nguy cơ bất lợi khi ăn quá nhiều trứng mà bạn nên biết.

Những bất lợi khi ăn quá nhiều lòng đỏ

Lòng đỏ trứng được cho là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất, nó hoạt động như nhà cung cấp thực phẩm chính cho sự tăng trưởng và phát triển của phôi. Lòng đỏ chiếm 33% khối lượng tịnh của trứng chưa chín và chứa 60 calo, nó cũng đồng thời giàu vitamin, chất béo omega và chất chống ôxy hóa. Sau đây là những bất lợi khi tiêu thụ quá nhiều lòng đỏ trứng.

Dư thừa calo: Một quả trứng có kích thước trung bình thường chứa 75 calo. Số lượng calo mà bạn tiêu thụ hàng ngày quyết định cân nặng của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ăn thừa 3.500 calo có thể tăng 0,45kg. Do đó, ăn quá nhiều trứng mỗi ngày có thể dẫn đến tăng cân trong vòng chưa đầy 3 tuần.

Trứng và các nguy cơ bất lợi cho sức khỏeTrứng bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cũng có một số tác dụng phụ từ lòng trắng và lòng đỏ khi cơ thể dung nạp quá nhiều.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Ăn quá nhiều lòng đỏ trứng được coi là hại như hút thuốc lá, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim. Nó có thể dẫn đến sự hình thành các mảng trong thành động mạch bên trong và sau đó cứng lại trong các động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Chứa lượng cholesterol cao và chất béo bão hòa trong lòng đỏ là tác dụng phụ nổi tiếng nhất của trứng. Mức cholesterol tìm thấy trong lòng đỏ trứng có thể gây hại cho gan, gây tử vong và viêm các tế bào và cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng đóng vai trò bảo vệ tự nhiên của lòng đỏ, cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung để hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Điều này thường được hình thành xung quanh lòng đỏ trứng. Màu trắng trứng bao gồm chủ yếu là 90% nước và 10% protein (đạm) bao gồm albumin, globulin và mucoprotein. Giống như lòng đỏ trứng, có một số nguy cơ bất lợi cho sức khỏe từ việc ăn lòng trứng trắng, bao gồm:

Nguy cơ cao có vi khuẩn Salmonella: Salmonella là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột của gà. Nó cũng có thể có mặt trên trứng, cả trên bề mặt vỏ hoặc bên trong. Trứng sống thường bị nhiễm nhiều vi khuẩn do đó nên nấu trứng trong thời gian lâu hơn ở nhiệt độ rất cao. Ăn trứng nấu chín kỹ để đảm bảo rằng những vi khuẩn này không còn hiện diện và ngăn chúng xâm nhập cơ thể bạn. Ngoài ra, hãy nhớ luôn rửa tay và lau kỹ những bề mặt cơ thể mà tiếp xúc trực tiếp với trứng.

Suy giảm biotin: Biotin, còn được gọi là vitamin H hoặc vitamin B7, rất quan trọng đối với sức khỏe của da. Lòng trắng sống có chứa loại protein (đạm) gọi là avidin thể dẫn đến sự suy giảm biotin. Mặc dù tình trạng này khá hiếm nhưng nếu bạn ăn hai hoặc nhiều lòng trắng trứng sống một ngày trong vài tháng, có thể bạn sẽ phát triển thiếu hụt biotin. Các triệu chứng của một thiếu hụt biotin bao gồm rụng tóc, da vảy và mất ngủ. Nấu kỹ lòng trắng trứng của bạn để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và đảm bảo đáp ứng biotin hàng ngày.

Dị ứng: Dị ứng trứng phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. Điều này là do phản ứng của cơ thể từ việc ăn lòng trắng trứng vì các protein albumin. Một số triệu chứng có thể quan sát được bao gồm phát ban, sưng da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ho, thở khò khè, và chuột rút. Trường hợp nặng cũng có thể bao gồm khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp cũng như sưng cổ họng.

Quá tải đạm: Lòng trắng trứng rất giàu đạm, không được khuyến cáo cho những người bị các vấn đề về thận. Tốc độ dòng chảy của chất lỏng trong thận có thể bị ảnh hưởng do sự hiện diện của lượng đạm trong cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin thích hợp về việc ăn lòng trắng trứng.

Vậy ăn bao nhiêu trứng là vừa đủ?

Mặc dù có một số tác dụng bất lợi nhưng nếu bạn ăn trứng vừa phải, sẽ không có vấn đề gì. Ăn 1 quả trứng mỗi ngày có vẻ phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và không có tác động đáng kể nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở cả nam và nữ. Tiêu thụ 2 quả một ngày cũng không cho thấy có tác động tiêu cực nào, ngoại trừ những người bị bệnh tiểu đường. Đã có nhiều khuyến nghị chính thức đều không đưa ra giới hạn lượng trứng ăn trong ngày, trong tuần. Do đó, tùy vào tình trạng sức khỏe, tùy vào sở thích, bạn có thể ăn 1 quả/ngày hay ít hơn hoặc nhiều hơn.

Trứng có thể gây cho cơ thể những tác dụng xấu, nhưng với một kế hoạch tập luyện thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn thay vì tác dụng phụ.

BS. Ngô Mỹ Hà

Chế độ ăn giúp người bệnh tiểu đường tăng cân

Ông thường uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường, đo đường huyết thường xuyên. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để sức khỏe của bố tôi tốt hơn?

Phương Lý (Thanh Hóa)

Thông thường, với bệnh tiểu đường, tính tới thời điểm bệnh được chẩn đoán phát hiện thì sự rối loạn chuyển hóa đường đã diễn ra một thời gian trước đó, do vậy, bố bạn bị sụt cân là không thể tránh khỏi. Sụt cân sẽ tiếp tục diễn ra trầm trọng nếu bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn điều trị.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để điều trị cũng như hỗ trợ các thuốc hạ đường huyết phát huy tác dụng, đồng thời giúp bố của bạn không bị giảm cân tiếp và sẽ đạt được cân nặng lý tưởng. Bố bạn cần duy trì chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau hằng ngày. Nên sử dụng các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lức, đậu đỗ, rau xanh. Bên cạnh đó, nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ. Cần hạn chế các thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt, các loại trái cây ngọt như xoài, sầu riêng, nhãn, vải... Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như da, phủ tạng động vật. Nên ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ mỗi ngày. Bữa phụ có thể dùng sữa dành riêng cho người đái tháo đường, lựa chọn các trái cây ít ngọt như bưởi, thanh long, táo...

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

BS. Đỗ Ngọc

550.000 Người cao tuổi trên cả nước đã tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe của Vinamilk

Trong các buổi hội thảo, Vinamilk đều tổ chức nhiều hoạt động hữu ích như đo loãng xương và tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Trực tiếp tư vấn, thăm cho người cao tuổi là đội ngũ bác sĩ uy tín đến từ Trung tâm khám & tư vấn dinh dưỡng Vinamilk và các bệnh viện lớn trên cả nước. Chuỗi hội thảo do Vinamilk tổ chức không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu của người cao tuổi, mà còn lan tỏa tinh thần sống vui, sống khỏe cho cộng đồng người cao tuổi ở Việt Nam.

Đại diện Vinamilk ông Trần Hữu Định - Giám đốc kinh doanh miền tây phát biểu tại hội thảo

Bắt đầu thực hiện từ năm 2012, đến nay Vinamilk đã đồng hành chăm sóc sức khỏe cho hơn 550.000 người cao tuổi trên cả nước. Riêng trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, 166.500 người cao tuổi đã tham gia vào các hoạt động của Vinamilk và công ty đang đẩy mạnh hơn nữa để hướng đến thực hiện mục tiêu “Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho 1 triệu bệnh nhân và người cao tuổi Việt Nam” đến hết năm 2020 của mình.

Là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, Vinamilk luôn chú trọng thực hiện những hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua dinh dưỡng cho người Việt Nam, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững.

Người cao tuổi được tham gia đo loãng xương miễn phí tại hội thảo

Đặc biệt đối với người cao tuổi, dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, “Dinh dưỡng cho người cao tuổi” thường xuyên là chủ đề chính trong các hội thảo của Vinamilk. Trong một hội thảo mới đây tại Tp.HCM thu hút hơn 600 người cao tuổi tham dự, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, công tác tại Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích. Ví dụ bác sỹ đã đưa ra một số nguyên tắc ăn uống cần chú ý ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, bác sỹ cũng lưu ý một số nhóm chất cần thiết cho sức khỏe ở người cao tuổi như plant sterol (chất béo tốt), DHA và Palatinose (đường thân thiện). Những nhóm chất này có nhiều trong dầu thực vật, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, sữa,… vì vậy, các loại thực phẩm này cần được bổ sung thường xuyên hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cũng tại chương trình, anh Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng ban Ngành hàng Sữa bột người lớn của Vinamilk đã giới thiệu các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi. Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất mang đến những sản phẩm dinh dưỡng đa dạng, đạt chuẩn quốc tế, giá cả hợp lý.

Sữa bột Vinamilk Sure Prevent có bổ sung dưỡng chất Plant Sterols – chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật.

Cụ thể như sản phẩm Vinamilk Sure Prevent, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém, đáp ứng 100% hàm lượng plant sterol theo khuyến nghị FDA Hoa Kỳ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, để bổ sung Canxi và Đạm collagen thủy phân giúp xương chắc, khớp khoẻ Vinamilk cho ra đời sản phẩm Vinamilk CanxiPro, hay sản phẩm Vinamilk Sure Diecerna – có chỉ số đường huyết thấp (GI = 27,6) giúp bình ổn đường huyết cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

11 lợi ích tuyệt vời của cây mía đường đối với sức khỏe

Cây mía thuộc chi Saccharum, họ Andropogoneae, có nhiều ở vùng ôn đới ấm áp hoặc các vùng nhiệt đới Nam Á và được sử dụng để sản xuất đường. Thành phần chính của mía là sucrose, tích tụ trong các đoạn thân cây. Sucrose khi được chiết xuất và tinh chế trong các nhà máy chuyên dụng, được sử dụng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp thực phẩm hoặc được lên men để sản xuất ethanol.

1. Chữa bệnh vàng da

Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng dado sự có mặt của billirubin trong máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước ép mía có thể khôi phục lại sức mạnh của chức năng gan, hãy uống nước míaép mỗi ngày để chữa bệnh vàng da.

2. Chữa nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được chữa khỏi với một ly nước ép mía mỗi ngày.

3. Điều trị sỏi thận

Sỏi thận xảy ra do mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để hydrat hóa cơ thể, bạn hãy cố gắng tiêu thụ nước ép mía một cách thường xuyên. Trong nước mía cũng có một số thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Mía mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

Mía mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

4. Tốt cho bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có thể ăn mía hoặc uống nước ép mía do trong loại cây này có chứa chất làm ngọt tự nhiên nên không gây nguy hiểm hoặc làm trầm trọng tình trạng bệnh.

5. Giàu dinh dưỡng

Nước mía giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nước ép mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể do sốt cao.

Mía giàu vitamin và khoáng chất

Mía giàu vitamin và khoáng chất

6. Chữa cúm và cảm lạnh

Nước ép mía làm dịu cổ họng của bạn, giúp chữa đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, cảm lạnh và cúm.

7. Phòng ngừa ung thư

Bên cạnh đó, mía còn mang những lợi ích sức khoẻ cho vẻ đẹp và những người mắc bệnh ung thư. Dưới đây là một số lợi ích về sức khoẻ của cây mía đường:

Nhờ hàm lượng kiềm có trong mía, uống nước ép mía để ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư phổi, và ung thư vú.

8. Bù điện giải cho cơ thể

Mất nước vẫn là một bệnh đặc biệt hay gặp khi vào hè. Vì vậy để ngăn ngừa điều này, bạn có thể thường xuyên uống nước ép mía để hạ nhiệt cơ thể.

Nhờ có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, mía đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Mía rất tốt cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Những bài thuốc dân gian từ mía dưới đây rất hiệu quả và tốt cho cơ thể bạn:

9. Sốt khô họng, tiểu dắt

Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.

Trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị nôn ói ra thức ăn, dịch vị hoặc nóng rát thực quản do trào ngược dạ dày, lấy 30 – 50ml nước mía, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Viêm họng cấp và mãn tính

Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, trộn theo tỷ lệ nước mía 10ml, nước củ cải 20ml pha thêm nước lọc lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Bạn cũng có thể nấu mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ một ít thành nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

10. Chống sâu răng

Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.

11. Nôn do thai nghén

Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.

Với rất nhiều công dụng kể trên mía là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.

Mai Hương

(Theo Ubuntu Maniac)

Những loại thực phẩm nếu ăn vào sẽ khiến bệnh táo bón trầm trọng hơn

Một số loại thức ăn bạn có thể tránh khi bạn bị táo bón nhưng những loại khác bạn cũng nên tránh để ngăn ngừa những đợt táo bón kéo dài.Chú ý: Có rất ít nghiên cứu được công bố về ảnh hưởng của những loại thức ăn nhất định đến táo bón. Khuyến cáo trong bài này nên được cân nhắc như một hướng dẫn cơ bản.

Bất kì thứ gì làm từ bột mì

Bột mì là lúa mì mà đã loại bỏ đi phần lớn thành phần chất xơ có lợi cho đường ruột. Bổ sung đủ chất xơ là cần thiết để giữ nhu động ruột của bạn nhẹ nhàng. Chính vì thế, để giúp giảm nhẹ táo bón (và có thể ngăn ngừa chúng tái phát), hãy tránh:

Bánh donutBánh ngọtBánh quyXúc xíchPizzaSandwiches làm từ bột mì, bánh mì nướng hoặc bánh

Khi bị táo bón, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn. Ảnh: Minh họa

Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn được xem là khó tiêu hóa. Bạn chắc chắn sẽ không muốn hệ tiêu hóa phải làm thêm việc, trong khi nhiệm vụ cơ bản của hệ tiêu hóa, đó là làm rỗng đường tiêu hóa trước mỗi bữa ăn còn chưa thực hiện tốt. Ngoài ra, thịt chế biến sẵn thường chứa nitrate, những chất làm tăng tình trạng táo bón.

Chính vì thế, khi bị táo bón cần tránh:

Thịt lợn xông khóiXúc xích hun khóiBánh mì kẹp xúc xíchLạp xưởng

Thức ăn chiên rán

Giống như thịt chế biến sẵn, thức ăn chiên dầu hoặc mỡ rất khó tiêu, làm chậm quá trình đẩy phân xuống và do vậy góp phần gây nên táo bón. Để làm giảm táo bón và có thể ngăn ngừa nó tái diễn, cần tránh:

Sườn nướngHamburgerKhoai tây chiênGà chiênCá chiênCánh gà chiên

Sản phẩm bơ sữa

Nhiều người nói rằng những sản phẩm bơ sữa có thể khiến họ bị táo bón. Điều này có thể do ảnh hưởng của lactose hoặc một vài loại protein tìm thấy trong bơ sữa. Tránh những thực phẩm trong danh sách dưới đây khi bạn bị táo bón:

Các loại bơKemSữaKem tươiSữa chua

Khi bạn đỡ bị táo bón, bạn mới có thể ăn sữa chua. Sữa chua chứa lợi khuẩn đường ruột có thể giúp bạn hồi phục sau táo bón.

Nếu bạn bị táo bón kéo dài, bạn có thể sẽ cần loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bơ sữa trong một vài tuần để xem liệu các triệu chứng của bạn có giảm đi không.

Đồ chiên rán rất khó tiêu, làm chậm quá trình đẩy phân xuống làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng. Ảnh: minh họa

Thịt đỏ

Nhiều chuyên ra chỉ ra rằng thịt đỏ là môt loại thức ăn nên tránh khi bạn bị táo bón. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc bạn ăn loại thịt đỏ nào. Thịt được nuôi công nghiệp, ví dụ như bò được ăn ngũ cốc, cũng có chứa những chất (protein, chất béo có hại) góp phần gây táo bón.

Nếu bạn thực sự thích thịt bò, bạn có thể ăn một ít thịt từ bò nuôi bằng cỏ và được tiệt trùng. Do bò ăn thức ăn tự nhiên vốn có của chúng nên thịt của chúng chứa những chất mà con người có thể hấp thu được. Chính vì thế, bạn có thể thưởng thức thịt đỏ mà không gây biến chứng đến táo bón.

PGS.TS Phạm Văn Hoan

(Viện Y học Ứng dụng Việt Nam)